Food Stylist hay tạm dịch là Người tạo mẫu thực phẩm luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc đem đến những bức hình ẩm thực đẹp. Không chỉ làm hài lòng khách hàng mà còn phải làm hài lòng khách hàng của khách hàng, Food Stylist cần có kỹ năng chuyên môn và đương nhiên “đồ nghề” dụng cụ lúc nào cũng phải đầy đủ. Với bài viết này, Chiic Dining muốn giới thiệu đến bạn những prop và dụng cụ mà một Food Stylist nên có trong túi thần kỳ của mình.
1. Food Stylist là ai? Họ làm gì?
Trước khi khai mở túi thần kỳ của một Food Stylist, việc đầu tiên chúng ta sẽ trả lời câu hỏi Food stylist - họ là ai? Bên cạnh Food Photography thì Food Stylist cũng là một đề tài được quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi này, bây giờ bạn hãy nhớ lại xem những lần bạn đến các nhà hàng, lật mở những trang menu, điều đầu tiên các bạn chú ý là gì? Chắc chắn đó là những hình ảnh món ăn ngon lành và bắt mắt, chỉ nhìn thôi đã khiến bạn thèm thuồng dù chưa biết mùi vị món đó như thế nào. Đó chính là thành quả mà những Food Stylist mang lại sau quá trình nhiếp ảnh ẩm thực. Bạn có thể hiểu Food Stylist là những chuyên viên make up và tất nhiên thứ họ làm đẹp không phải là gương mặt mà là đồ ăn.
Một món ăn đẹp mắt và thu hút trên khuông hình không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của thời gian, tâm huyết và chuyên môn. Đặt vị trí là một thực khách chắc chắn bạn sẽ không lựa chọn những nhà hàng mà món ăn không được trang trí hấp dẫn. Vì vậy, đây là lúc Food Stylist ra tay. Food Stylist là những người làm việc khá linh động, ngoài trời, trong bếp, phim trường hay studio,... đều có thể trở thành chỗ làm việc của họ. Đây là một nghề đòi hỏi khả năng teamwork, sự nhẫn nại, ham học hỏi và đặc biệt là khiếu thẩm mỹ.
2. Food Stylist bắt đầu từ đâu?
Bên cạnh khiếu thẩm mỹ, khả năng nấu nướng và am hiểu văn hóa ẩm thực, một Food Stylist còn cần phải có những kiến thức kinh doanh để đạt được thành công. Chính bởi sự đòi hỏi về kiến thức và kỹ năng như vậy mà Food Stylist trở thành một nghề sáng giá và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trở thành một Food Stylist.
1. Bạn cần có định hướng thẩm mỹ tốt
Có một sự thật là các Food Stylist thường bắt đầu từ những Graphic Designer. Những kiến thức cơ bản về thiết kế, bố cục, màu sắc,... sẽ giúp bạn biết làm thế nào để có một bức hình thực phẩm đẹp. Cách bày trí, sắp xếp, lựa chọn nên cho gì vào khung hình, nên bỏ cái gì ra để món ăn được tôn vinh cao nhất đều có sự tính toán và khoa học. Một bức hình ẩm thực với bố cục rối mắt, màu sắc nham nhở thì dù món ăn có ngon đến đâu lên hình cũng trở nên kém thẩm mỹ. Chính vì vậy bạn cần trang bị cho mình một định hướng thẩm mỹ tốt, có thể đi học, có thể tự học nhưng đây là điều kiện cần để trở thành một Food Stylist.
2. Phải thật chăm chỉ và cầu tiến
Nói đến đây sẽ có nhiều người tặc lưỡi bảo “Nghề nào mà chẳng cần chăm chỉ và cầu tiến”, đúng nhưng chưa đủ. Với một Food Stylist giỏi và để được gọi là có nghề thì mức độ kiến thức bạn cần có, biết và am hiểu là vô kể, nhiều quá trời quá đất.
Nói thật thì một Food Stylist có lương cao nhưng cũng cực quá trời. Hôm nay bạn chụp đồ Việt, ngày mai chụp đồ Nhật, ngày mốt chụp đồ Thái,... chỉ loanh quanh châu Á thôi đã thấy có nhiều cái để học rồi. Người Việt Nam luôn tự hào có nền ẩm thực đặc sắc, mà đã đặc sắc thì phải học bao nhiêu mới có thể ngấm hết được các kiến thức, để am hiểu và bắt tay vào làm? Chưa kể làm gì có quốc gia nào mà không tự hào với nền ẩm thực của đất nước mình? Thế nên những gì Food Stylist cần học là rất nhiều. Nếu chăm chỉ thôi thì chưa đủ, bạn còn phải thật chăm và cầu tiến. Phải luôn tạo động lực để học cái mới và để có chỗ đứng trong nghề.
3. Có trách nhiệm và teamwork là điều bắt buộc
Food Stylist thường phải làm việc cùng Food Photographer để có thể có một sản phẩm chất lượng và làm hài lòng các khách hàng. Chụp ảnh ẩm thực trong môi trường làm việc trong một môi trường tập thể, cần phải giao tiếp, bạn sẽ phải lắng nghe ý kiến của nhiều người.
Làm một mình thì ok, dễ rồi, bạn có thể làm theo ý muốn nhưng trong một môi trường thương mại, có những target và đòi hỏi khác nhau lại khác. Bạn có thể thấy những gì bạn đang làm không đẹp, hơi sai sai,... nhưng bạn vẫn phải làm vì có thể target chỉ đánh vào tầm trung, quá đẹp, quá sang cũng chưa chắc đã hay, đã đúng. Chính vì vậy chuyên nghiệp, có trách nhiệm và teamwork là yếu tố quan trọng để công việc được diễn ra trơn tru, mọi người cùng giúp nhau để hoàn thành công việc theo đúng brief và target của khách hàng.
Liệt ra quá nhiều đòi hỏi cho nghề sẽ khiến nhiều bạn bị ngợp, nhất là đối với các bạn đang nuôi giấc mộng trở thành một Food Stylist. Chiic Dining chỉ liệt kê ra nhiêu đây, thực ra nếu thực sự thích thì không có gì là quá khó, chỉ cần đủ đam mê. Còn bây giờ Chiic Dining sẽ giới thiệu một số prop mà một Food Stylist cần có.
3. Những Prop và vật dụng cần có của một Food Stylist
Qua kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong ngành F&B tại Đà Nẵng, chụp ảnh nhà hàng, chụp hình ẩm thực, Chiic Dining đã list ra một số props, vật dụng cần thiết cho các Food Stylist. Danh sách dưới đây cũng được Chiic Dining tìm hiểu, thu thập từ các bài viết của các Food Stylist nổi tiếng Việt Nam và các Food Stylist “cây nhà trồng được” của Chiic Dining.
1. Các loại background
a. Background sắc đen
Đen là một màu hút sáng chính vì vậy khi đặt đồ ăn lên nền đen sẽ tạo cảm giác sâu hơn nhưng lại rất dễ bị bệt. Để không bị bệt, bạn cần chú ý ánh sáng phù hợp và xử lý texture nhám. Chụp hình thực phẩm trên nền đen bạn sẽ không lo bị cháy, đặc biệt có thể làm nổi bật các nguyên liệu có màu trắng như bột mì, đường, muối. Theo kinh nghiệm thì background đen rất phù hợp cho các món ăn Việt Nam và Châu Á.
b. Background sắc trắng
Có thể nói đây là loại background dễ tìm và dễ sử dụng nhất để styling. Có lẽ vì thế mà đây cũng là background được rất nhiều Food Stylist mới vào nghề sử dụng cho các sản phẩm của mình. Màu trắng là một màu dễ làm nổi bật đồ ăn nhưng thường những Food Stylist khác nhau sẽ có những lựa chọn chất liệu trắng khác nhau.
Thường thì background trắng được sử dụng nhiều cho Styling sẽ là các loại vải trắng, formex, marble. Theo Meo Thùy Dương, Food Stylist nổi tiếng Việt Nam thì background được làm từ formex là loại dùng cho mô hình của các trường kiến trúc, loại này nhẹ, dễ sử dụng không thấm nước và dễ sử dụng. Những loại vải trắng thì thường mềm mại, rẻ hơn và dễ gấp gọn để mang đi đâu cũng được.
c. Background sắc gỗ
Gỗ là sự kết hợp kinh điển khi chụp ảnh với đồ ăn. Các food stylist hoặc prop stylist luôn có sẵn cho mình một vài back gỗ tự nhiên. Thường thì các màu gỗ tông nóng sẽ tạo cảm giác ấm áp và thân thiện. Bên cạnh đó cũng tạo cảm giác ngon miệng hơn. Nâu, vàng lợt, nâu sáng, nâu sậm là các Màu gỗ thường thấy. Các Food Stylist cũng có thể sử dụng các loại gỗ để làm background như gỗ keo, gỗ tần bì, gỗ sồi... Các loại gỗ này rất dễ kiếm và giá cả cũng phải chăng.
2. Sử dụng màu thực phẩm để tạo màu cho thức uống
Có một sự thật là thường thì các ly rượu vang sóng sánh, lung linh trên hình thực chất đều là hàng giả. Chúng được tạo ra bằng cách cho một ít màu thực phẩm vào các ly rượu vang thật. Việc sử dụng màu thực phẩm sẽ giúp cho hiệu ứng hình ảnh trở nên lung linh và đẹp mắt hơn. Ly rượu sẽ có màu sáng hơn, trong hơn và cũng dễ thiết lập ánh sáng trong studio hơn để tạo ra những bức hình đẹp.
3. Chén đĩa
Là một Food Stylist điều các bạn cần biết chính là món ăn nào sẽ phù hợp với chiếc đĩa nào. Các Food Stylist của Chiic Dining vẫn thường ví von việc sử dụng chén đĩa như việc một cô gái sẽ mặc gì khi ra đường vậy. Tùy vóc dáng, tùy hoàn cảnh mà bạn sẽ chọn lựa các loại trang phục khác nhau, còn Food Stylist sẽ phải suy nghĩ xem chiếc đĩa này có thực sự phù hợp để đặt món ăn kia lên trên không. Nói chung thì cũng thực sự hại não đấy. Chọn màu sắc, hình dáng chén đĩa phù hợp với món ăn sẽ giúp món ăn được nâng tầm và ngược lại. Một số Food Stylist sẽ phải tìm tòi, lựa chọn và sở hữu một số loại chén đĩa đặc biệt và bắt mắt, đây cũng là lúc gu thẩm mỹ của một Food Stylist lên tiếng.
4. Cốc, kính thủy tinh có tường mỏng
Có một sự thật là những chiếc cốc thủy tinh có thành mỏng lên hình sẽ hiệu quả hơn những chiếc cốc dày. Những chiếc cốc thủy tinh mỏng ít khi tạo ra sự khuếch tán ánh sáng bên cạnh đó chúng cũng khiến người xem có cảm giác tập trung vào món đồ uống đó hơn. Bức ảnh cũng nhờ thế mà trở nên tinh tế và sang trọng hơn rất nhiều.
5. Sử dụng nguyên liệu làm vật trang trí, decor
Dựa trên công thức nguyên liệu làm nên món ăn, sử dụng những loại rau củ tươi ngon cũng giúp khung hình lung linh và bắt mắt hơn nhiều. Sẽ có những trường hợp, cùng là cà rốt nhưng trong mắt của Food Stylist sẽ có sự phân loại màu sắc khác nhau như màu đỏ, đỏ nâu, cam,... nói chung thì không phải ai cũng có thể phân biệt được các tone màu như vậy. Thế nên thêm một điều nữa là các Food Stylist phải thật sự tỉ mỉ và tinh tế.
Hy vọng bài viết đã giúp ích cho các bạn có mong muốn trở thành Food Stylist có thêm thông tin quan trọng để vào nghề. Khi đã hiểu Food Stylist là ai, họ làm gì và cần chuẩn bị những gì thì bây giờ chỉ cần nghĩ xem học Food Stylist ở đâu nữa thôi. Chiic Dining hy vọng sẽ được gặp mặt các Food Stylist Đà Nẵng giỏi giang trong tương lai và biết đâu sẽ có những bạn về một nhà cùng Chiic Dining. Chúc các bạn thành công!
Liên hệ để được tư vấn:
Tel: +84 91 481 1101
Website: www.chiic-digital.com
Email: creative@chiicworld.com
Comments